Wednesday 22 April 2009

Dứa – không chỉ để ăn


Dứa được y khoa biết đến như là một loại thực phẩm chức năng vì vừa có tính chất của thực phẩm vừa có tính chất như dược phẩm.

Chất men bào mòn

Chất bromelin - một enzym thủy phân protid rất mạnh, có tác dụng tiêu thực. Chỉ cần một phần bromelin đã có khả năng thủy phân 1.000 phần thịt, tương tự như papain và pepsin. Ngoài tác dụng làm mềm thịt, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và tụ huyết, hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng sổ mũi, giúp mau lành những vết thương nhỏ, đặc biệt là căng nhức cơ, bong gân.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy bromelin có tác dụng làm giảm hiện tượng sưng phồng, bầm giập và đau đớn đối với những sản phụ trải qua các phẫu thuật nhỏ trong khi sinh. Bromelin cũng có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh hen, đau thắt ngực, viêm phế quản. Enzym đặc biệt này đem đến cho họ dứa nổi tiếng với tính bào mòn, giúp tiêu hóa dễ dàng các chất béo ở ruột. Điểm mấu chốt là cùi dứa, phần chứa nhiều sinh tố nhất mà mọi người lại thường bỏ đi.

Thuốc quý cho đời

Dứa chứa nhiều vitamin A, C, potassium, calcium, sélénium, mangan bảo vệ các mô khỏi sự gây hại của quá trình oxy hóa dẫn đến các cơn stress.
Người ta nhận thấy ăn dứa cũng giúp giảm cân ở nhiều bệnh nhân béo phì. Rễ cây dứa còn có tác dụng lợi niệu cao nên đã dùng trong dân gian chữa bệnh sỏi đường tiết niệu. Dứa có thể chữa được nhiều bệnh như: khó tiêu, viêm ruột, viêm khí quản, sốt nóng, cảm nắng, thổ tả, viêm dạ dày…


Bạn cần lưu ý

Người bị bệnh dạ dày, tê thấp, đang bị chấn thương gãy xương không nên ăn dứa, vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

- Chữa sỏi thận: Lấy một quả dứa chín để nguyên cả vỏ, khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay. Giã nhỏ khoảng 7-8g phèn chua nhét vào lỗ ấy rồi dùng miếng dứa vừa khoét ra làm nắp đậy lại. Đem quả dứa nướng trên bếp than hồng hoặc vùi vào lửa cho cháy xém vỏ, chín mềm, để nguội rồi vắt lấy nước uống (bỏ bã). Mỗi ngày dùng một quả dứa như trên, sỏi thận sẽ bị bào mòn và dần dần tan hết. Nhiều người đã áp dụng cách chữa này và có kết quả rất tốt.

- Chữa cao huyết áp: Dứa tươi ăn hằng ngày hoặc thường xuyên uống nước ép dứa, ăn dứa hộp.

- Giải nhiệt, trừ khát, chống nắng: Lấy một quả dứa gọt bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước, hòa thêm nước đun sôi để nguội vào uống hoặc uống lạnh càng tốt.

- Tiêu hóa kém, chán ăn: Dứa đã gọt vỏ, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một chén nhỏ hoặc sau mỗi bữa ăn tráng miệng vài miếng dứa.

Lưu ý tác dụng không mong muốn:

- Dứa có toan tính mạnh, vì thế ai ăn nhiều sẽ rát lưỡi, xót môi. Người bị bệnh dạ dày, tê thấp, đang bị chấn thương gãy xương không nên ăn dứa, vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.

- Nước dứa có tính tẩy xổ mạnh nên ăn nhiều dễ làm tiêu chảy, hoặc khi ăn phải quả còn chưa chín hẳn.

- Ngộ độc dứa trong mùa dứa chín. Nguyên nhân không phải do bản thân quả dứa có chất độc hoặc do rắn nhả nọc độc vào quả dứa như một số người suy luận vì thấy loài rắn rất ưa dứa chín. Triệu chứng của bệnh này hoàn toàn khác với triệu chứng do nọc rắn gây ra. Nhân dân ta vẫn quen gọi bệnh này là "say dứa". Thủ phạm có thể là một loại nấm độc candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Source: suckhoe360.com

No comments:

Post a Comment